- Biển số
- OF-43905
- Ngày cấp bằng
- 20/8/09
- Số km
- 181
- Động cơ
- 465,910 Mã lực
Tình hình là em thấy càng ngày càng nhiều người bị mùi thối trong xe (TOY, Lexus, Mer, i30 v.v.):
http://www.otofun.net/showthread.php?t=102986
http://www.otofun.net/showthread.php?t=113390
http://www.otofun.net/showthread.php?t=114470
http://www.otosaigon.com/forum/m1653963-p10.aspx
nên em lập cái thới này để các bác tham khảo.
Hỏi: Mùi trứng thối là khí gì? Có độc không?
Trả lời: Mùi trứng thối do H2S gây ra. Đây là khí độc chỉ cần 0.08% trong không khí mà hít vào 5-10 phút là có vấn đề với sức khỏe. Tuy nhiên 0.08% là rất lớn nên trong xe bác không cao đến mức đó.
Hỏi: Thế xe lấy đâu ra H2S?
Trả lời: H2S tạo ra từ lưu huỳnh (S) và hydro H của nhiên liệu (nhiên liệu là Hydrocarbon, viết tắt HC hay CnHm). Trong nhiên liệu ngoài HC còn có rất nhiều chất khác như S, Pb (chì, bây giờ nhà mình chỉ nhập là xăng không chì), Phosphor, các chất phụ gia v.v.
Quá trình cháy trong động cơ ở dạng đơn giản:
HC (xăng) + O2 (Oxi trong không khí) + S --> CO2 + H2O + HC (dư) + NOx (NO và NO2) + N2 (dư) + O2 (dư) + CO + SOx (SO2 + SO3) + H2S + muội + v.v.
Hỏi: Sao xe đi ở một số tốc độ mới có mùi trứng thối, nhất là khi thốc ga?
Trả lời: Khi xe đi ở tốc độ cao, hoặc khi thốc ga mạnh sẽ thừa xăng (lambda < 1) kể cả lúc này ECU điều khiển, xăng chính là Hydrocarbon (HC). Thửa xăng nghĩa là thừa HC, nên H của HC sẽ kết hợp với lưu huỳnh (S) trong xăng tạo nên H2S. Phản ứng này chỉ xảy ra trên bề mặt bộ xúc tác trong quá trình sulfat. Phản ứng trên thức tế phức tạp hơn nói miệng nhiều, bác nào muốn biết thì em sẽ viết sau nhưng phải vodka đấy. Xe không có bộ xúc tác sẽ không bị thối. Xe chạy dầu (diesel) cũng không bị do động cơ luôn ở dạng thừa không khí (trừ khi lọc khí nạp bẩn). Thừa không khí nghĩa là thừa Oxy và thiếu HC. Thiếu H hay HC thì không tạo H2S, hay tạo ít.
Nhiều xe khi khi chạy chậm hay dừng mà ECU chỉnh cho chạy ở chế độ dư xăng (ví dụ do bật điều hòa) thì vẫn có mùi H2S.
Hỏi: tại sao mùi này có ở nhiều xe các hãng khác nhau?
Trả lời: hãng xe đều không tự làm bộ xúc tác mà bộ này do các công ty phụ trợ như Corning, Eberspaecher, Emitec, Delphi, Boysen, Johnson Matthey, BASF v.v. sản xuất nên mùi thối sẽ không kể xe của hãng nào. Vì các hãng này đều cung cấp cho các nhà sx xe hơi hay gọi tắt là OEM. S luôn là vấn đề cho các nhà sx xúc tác nhức đầu.
Hỏi: Sao xe chạy nhanh khí thối của khí thải vẫn bay được vào xe?
Trả lời: Do kết cấu khí động học nên khí xoáy sau xe. Xem http://www.otofun.net/showthread.php?t=102986&page=21 có ảnh minh họa. Bác có thể thấy rõ nếu ví dòng khí như dòng nước suối, khi nước chảy xiết có hòn đá nằm chắn thì sau hòn đá sẽ có xoáy. Nếu sau xe có khe hở thì một phần khí thải sẽ lọt được vào cabin. Nếu bật điều hòa ở chế độ luân hồi trong cabin thì khí thải sẽ đến mũi người lái.
Hỏi: Tại sao bộ xúc tác không khử H2S?
Trả lời: Cái này thì hiện giờ các nhà sx xúc tác bó tay. Tuy nhiên giải pháp rất đơn giản và duy nhất hiện nay là làm giảm S trong nhiên liệu. Tới mức độ S thấp, nồng độ H2S sẽ ở mức mũi không phát hiện ra và cũng không gây hại cho cơ thể.
Hỏi: Thế bộ xúc tác để làm gì?
Trả lời: Trên các xe đời mới đều có bộ xúc tác (catalytic converter). Bộ này lắp trên đường ống khí thải gần đường xả của động cơ để giảm các khí độc như CO, NOx, HC (với xe xăng tiêu chuẩn Euro 2, 3 chỉ qui định về mức khí thải cho ba khí trên). Bề mặt bộ xúc tác như tổ ong để các khí qua nó dễ được xúc tác và phản ứng.
Cụ thể như sau
HC + O2 -> CO2 + H2O
CO + O2 -> CO2
NO (hay NO2) + CO -> N2 + CO2
CO2, H2O (hơi nước) và N2 đều không độc.
Các bộ xúc tác này không làm giảm lưu huỳnh (S) kể cả xe của bác theo tiêu chuẩn khí thải Euro 2, 3, 4, 5 v.v.
Ngược lại lưu huỳnh còn đọng trên bề mặt của bộ xúc tác làm bộ này giảm hiệu quả hoạt động của bộ xúc tác. (Vì nó phủ lên bề mặt tổ ong thì các khí độc không tiếp xúc được với bề mặt xúc tác nên không bị xúc tác để phản ứng với khí khác).
Bộ xúc tác hoạt động tốt khi lambda trong khoảng 1. Muốn điều khiển lambda=1 thì xe có cảm biến lambda hay còn gọi là cảm biến oxy.
Hỏi: tiêu chuần khí thải Euro mà Việtnam đang áp dụng có qui định nồng độ H2S không? Nếu không tại sao?
Trả lời: Tiêu chuẩn Euro không qui định mặc dù đây là khí độc. Vì có qui định riêng về nồng độ S trong nhiên liệu tùy vào các mức Euro 2, 3, 4, 5 v.v. Ví dụ với Euro 2 mà VN đang áp dụng hiện tại thì hàm lượng S tối đa là 500 ppm. S thấp thì tự động H2S thấp. Thường tiêu chuần cho nhiên liệu bao giờ cũng ra trước vài tháng so với tiêu chuẩn khí thải. Để nhiên liệu mới sẽ thay thế hết trong các kho chứa.
Hỏi: Làm sao để khắc phục cho xe trong hoàn cảnh VN?
Trả lời: Về mặt vĩ mô: đảm bảo nhập nhiên liệu đúng qui định hoặc tốt hơn. Tiến tới sử dụng xăng sạch.
Ví dụ khi châu Âu ra tiêu chuẩn về 50 ppm S trong nhiên liệu thì phần lớn các nhà cung cấp xăng đã bán 10 ppm S bằng giá để bảo vệ môi trường và đánh bóng thương hiệu của mình với người tiêu dùng. (Yếu tố cạnh tranh). Giá nhiên liệu của mình bằng bên Mỹ mà nhiên liệu mình bẩn hơn về hàm lượng S mấy chục thậm chí cả trăm lần. (Mà hiện tại nhiên liệu mình nhập nên muốn mua thằng nào chẳng được).
Về mặt vi mô khi xe có mùi:
- Các bác kiểm tra xem điều hòa có vấn đề gì không, có khi có con gì chết gây mùi (không liên quan gì đến xăng)
- Đảm bảo độ kín khít của sau xe, kiểm tra xem rôn cao su sau xe có hở, có hở lỗ gì không?
- Đổi trạm xăng mình đã bơm trước đó có mùi, sang trạm của hãng khác như Petrolimex, hay Petro VN, hay xăng quân đội, Petronas v.v. Tốt nhất là khác hãng mà trạm trước mình bơm gây mùi, vì em nghĩ nhiên liệu của các hãng khác nhau thì về theo các mẻ khác nhau. Có mẻ chất lượng xấu, mẻ không xấu. Xăng A92 và A95 không liên quan gì đến hàm lượng S trong đó, tuy nhiên có khi cùng một cây xăng nhưng S trong A92 khác A95 nên sẽ có mùi nhiều, mùi ít, vì vậy không cần cứ phải bơm xăng loại đắt hơn cho tốn kém.
- Đổi sang bộ xúc tác sang loại có nhiều Nickel (Ni). Vì Ni sẽ giảm phản ứng hình thành H2S. H2S có thể vẫn có trong khí thải (đã pha loãng với không khí). Nhưng đến một mức độ nhất định mũi mình mới ngửi được. Ở mức nhỏ hơn mũi ngửi được thì vô hại hoặc hại ít. Thực tế còn nhiều khí độc hơn nhiều mà mình ngửi hàng ngày như CO, HC, NO, bụi v.v.
Cũng phải nêu rằng chỉ có bộ xúc tác đời mới cho các xe tiêu chuẩn khí thải cao từ Euro 4 trở lên hay bị vấn đề H2S. Các bộ xúc tác cũ, đơn giản hơn ít bị hơn, tuy nhiên nhà sx nếu thay bộ xúc tác xuống bộ xúc tác cũ để hết mùi H2S thì có thể vi phạm với tiêu chuẩn xe họ đã đăng ký trước đây và phải hạ tiêu chuẩn khí thải cho xe đó xuống.
-Nếu bộ xúc tác cũ hóa (đi trên 7000 km) thì phản ứng tạo H2S cũng giảm. Lúc này lớp kim loại quí (washcoat) phủ trên mặt bộ xúc tác (thường là Pt hay Rhodium) đã không còn hoạt động tốt cho quá trình sulfat nữa và hệ quả là khí thải ra sẽ là SO2, SO3 chứ không là H2S. Tất nhiên là lúc này, khí độc NO, CO, HC (đặc biệt là NO) sẽ cao hơn do bộ xúc tác hoạt động không hiệu quả nữa.
- Không đi xe tốc độ cao quá vì xăng thừa tạo H2S. Cái này bản thân em thấy mất fun và mang tính tình thế. Nhưng các bác xxx vote cho em nhé.
Hỏi: ppm là bao nhiêu, 10 000 ppm S là nhiều hay ít?
Trả lời: ppm là part per million. Tức là phần triệu. 10 000 ppm = 1%. Nhiều bác sẽ nghĩ 1% S trong nhiên liệu thì nhiều quá. Đúng là rất nhiều với nhiên liệu cho xe cơ giới. Các nước công nghiệp chỉ có 10 ppm S trong nhiên liệu. Tuy nhiên trong hàng hải thì không nhiều, bác nào làm trong tàu biển (tàu chở container, hàng rời v.v.) biết là hàm lượng trong nhiên liệu cho tàu thủy lớn có thể lên đến 5% S hay 50 000 ppm !!! Tuy nhiên tàu biển thì không (chưa) có xúc tác cho khí thải và khí thải ngoài khơi chỉ có hải âu ngửi (cabin thuyền trưởng cũng nằm trước xa ống khói.)
Em post cái ảnh của hàm lượng S trong diesel ở các nước xung quanh. Hàm lượng S trong xăng cũng gần giống như vậy. Phải nói rằng giảm S trong diesel còn khó hơn trong xăng. Khi nào tìm được cái bẳng về xăng em sẽ replace cái ảnh này. Bác nào không tin cứ vào google search cái hàm lượng sulfur (lưu huỳnh) của các nước sẽ thấy.
Vấn đề là xăng mình dùng có phải là 500 ppm S hay không. Em thấy cái link này http://tintuc.xalo.vn/00303709195/eu...g_hai_van.html
Hỏi: Hỏi xe cũ ở VN có chạy được với nhiên liệu sạch (ít S) không?
Trả lời: Câu trả lời tương tự như cho câu "Các bác uống vodka Hànội xong chuyển sang Smirnoff có vấn đề gì không?"
Tóm lại là nếu xe có mùi thì xe của bác (động cơ, thân vỏ, hộp số v.v.) vẫn hoàn toàn ok ngoài bộ xúc tác giảm khí độc nằm trên đường khí thải. Bộ này ngoài việc giảm khí độc chẳng làm ảnh hường gì về xe.
Hy vọng FAQ giúp các bác phần nào và đỡ phần bức xúc và lo lắng về xe để vui vẻ lái xe!
http://www.otofun.net/showthread.php?t=102986
http://www.otofun.net/showthread.php?t=113390
http://www.otofun.net/showthread.php?t=114470
http://www.otosaigon.com/forum/m1653963-p10.aspx
nên em lập cái thới này để các bác tham khảo.
Hỏi: Mùi trứng thối là khí gì? Có độc không?
Trả lời: Mùi trứng thối do H2S gây ra. Đây là khí độc chỉ cần 0.08% trong không khí mà hít vào 5-10 phút là có vấn đề với sức khỏe. Tuy nhiên 0.08% là rất lớn nên trong xe bác không cao đến mức đó.
Hỏi: Thế xe lấy đâu ra H2S?
Trả lời: H2S tạo ra từ lưu huỳnh (S) và hydro H của nhiên liệu (nhiên liệu là Hydrocarbon, viết tắt HC hay CnHm). Trong nhiên liệu ngoài HC còn có rất nhiều chất khác như S, Pb (chì, bây giờ nhà mình chỉ nhập là xăng không chì), Phosphor, các chất phụ gia v.v.
Quá trình cháy trong động cơ ở dạng đơn giản:
HC (xăng) + O2 (Oxi trong không khí) + S --> CO2 + H2O + HC (dư) + NOx (NO và NO2) + N2 (dư) + O2 (dư) + CO + SOx (SO2 + SO3) + H2S + muội + v.v.
Hỏi: Sao xe đi ở một số tốc độ mới có mùi trứng thối, nhất là khi thốc ga?
Trả lời: Khi xe đi ở tốc độ cao, hoặc khi thốc ga mạnh sẽ thừa xăng (lambda < 1) kể cả lúc này ECU điều khiển, xăng chính là Hydrocarbon (HC). Thửa xăng nghĩa là thừa HC, nên H của HC sẽ kết hợp với lưu huỳnh (S) trong xăng tạo nên H2S. Phản ứng này chỉ xảy ra trên bề mặt bộ xúc tác trong quá trình sulfat. Phản ứng trên thức tế phức tạp hơn nói miệng nhiều, bác nào muốn biết thì em sẽ viết sau nhưng phải vodka đấy. Xe không có bộ xúc tác sẽ không bị thối. Xe chạy dầu (diesel) cũng không bị do động cơ luôn ở dạng thừa không khí (trừ khi lọc khí nạp bẩn). Thừa không khí nghĩa là thừa Oxy và thiếu HC. Thiếu H hay HC thì không tạo H2S, hay tạo ít.
Nhiều xe khi khi chạy chậm hay dừng mà ECU chỉnh cho chạy ở chế độ dư xăng (ví dụ do bật điều hòa) thì vẫn có mùi H2S.
Hỏi: tại sao mùi này có ở nhiều xe các hãng khác nhau?
Trả lời: hãng xe đều không tự làm bộ xúc tác mà bộ này do các công ty phụ trợ như Corning, Eberspaecher, Emitec, Delphi, Boysen, Johnson Matthey, BASF v.v. sản xuất nên mùi thối sẽ không kể xe của hãng nào. Vì các hãng này đều cung cấp cho các nhà sx xe hơi hay gọi tắt là OEM. S luôn là vấn đề cho các nhà sx xúc tác nhức đầu.
Hỏi: Sao xe chạy nhanh khí thối của khí thải vẫn bay được vào xe?
Trả lời: Do kết cấu khí động học nên khí xoáy sau xe. Xem http://www.otofun.net/showthread.php?t=102986&page=21 có ảnh minh họa. Bác có thể thấy rõ nếu ví dòng khí như dòng nước suối, khi nước chảy xiết có hòn đá nằm chắn thì sau hòn đá sẽ có xoáy. Nếu sau xe có khe hở thì một phần khí thải sẽ lọt được vào cabin. Nếu bật điều hòa ở chế độ luân hồi trong cabin thì khí thải sẽ đến mũi người lái.
Hỏi: Tại sao bộ xúc tác không khử H2S?
Trả lời: Cái này thì hiện giờ các nhà sx xúc tác bó tay. Tuy nhiên giải pháp rất đơn giản và duy nhất hiện nay là làm giảm S trong nhiên liệu. Tới mức độ S thấp, nồng độ H2S sẽ ở mức mũi không phát hiện ra và cũng không gây hại cho cơ thể.
Hỏi: Thế bộ xúc tác để làm gì?
Trả lời: Trên các xe đời mới đều có bộ xúc tác (catalytic converter). Bộ này lắp trên đường ống khí thải gần đường xả của động cơ để giảm các khí độc như CO, NOx, HC (với xe xăng tiêu chuẩn Euro 2, 3 chỉ qui định về mức khí thải cho ba khí trên). Bề mặt bộ xúc tác như tổ ong để các khí qua nó dễ được xúc tác và phản ứng.
Cụ thể như sau
HC + O2 -> CO2 + H2O
CO + O2 -> CO2
NO (hay NO2) + CO -> N2 + CO2
CO2, H2O (hơi nước) và N2 đều không độc.
Các bộ xúc tác này không làm giảm lưu huỳnh (S) kể cả xe của bác theo tiêu chuẩn khí thải Euro 2, 3, 4, 5 v.v.
Ngược lại lưu huỳnh còn đọng trên bề mặt của bộ xúc tác làm bộ này giảm hiệu quả hoạt động của bộ xúc tác. (Vì nó phủ lên bề mặt tổ ong thì các khí độc không tiếp xúc được với bề mặt xúc tác nên không bị xúc tác để phản ứng với khí khác).
Bộ xúc tác hoạt động tốt khi lambda trong khoảng 1. Muốn điều khiển lambda=1 thì xe có cảm biến lambda hay còn gọi là cảm biến oxy.
Hỏi: tiêu chuần khí thải Euro mà Việtnam đang áp dụng có qui định nồng độ H2S không? Nếu không tại sao?
Trả lời: Tiêu chuẩn Euro không qui định mặc dù đây là khí độc. Vì có qui định riêng về nồng độ S trong nhiên liệu tùy vào các mức Euro 2, 3, 4, 5 v.v. Ví dụ với Euro 2 mà VN đang áp dụng hiện tại thì hàm lượng S tối đa là 500 ppm. S thấp thì tự động H2S thấp. Thường tiêu chuần cho nhiên liệu bao giờ cũng ra trước vài tháng so với tiêu chuẩn khí thải. Để nhiên liệu mới sẽ thay thế hết trong các kho chứa.
Hỏi: Làm sao để khắc phục cho xe trong hoàn cảnh VN?
Trả lời: Về mặt vĩ mô: đảm bảo nhập nhiên liệu đúng qui định hoặc tốt hơn. Tiến tới sử dụng xăng sạch.
Ví dụ khi châu Âu ra tiêu chuẩn về 50 ppm S trong nhiên liệu thì phần lớn các nhà cung cấp xăng đã bán 10 ppm S bằng giá để bảo vệ môi trường và đánh bóng thương hiệu của mình với người tiêu dùng. (Yếu tố cạnh tranh). Giá nhiên liệu của mình bằng bên Mỹ mà nhiên liệu mình bẩn hơn về hàm lượng S mấy chục thậm chí cả trăm lần. (Mà hiện tại nhiên liệu mình nhập nên muốn mua thằng nào chẳng được).
Về mặt vi mô khi xe có mùi:
- Các bác kiểm tra xem điều hòa có vấn đề gì không, có khi có con gì chết gây mùi (không liên quan gì đến xăng)
- Đảm bảo độ kín khít của sau xe, kiểm tra xem rôn cao su sau xe có hở, có hở lỗ gì không?
- Đổi trạm xăng mình đã bơm trước đó có mùi, sang trạm của hãng khác như Petrolimex, hay Petro VN, hay xăng quân đội, Petronas v.v. Tốt nhất là khác hãng mà trạm trước mình bơm gây mùi, vì em nghĩ nhiên liệu của các hãng khác nhau thì về theo các mẻ khác nhau. Có mẻ chất lượng xấu, mẻ không xấu. Xăng A92 và A95 không liên quan gì đến hàm lượng S trong đó, tuy nhiên có khi cùng một cây xăng nhưng S trong A92 khác A95 nên sẽ có mùi nhiều, mùi ít, vì vậy không cần cứ phải bơm xăng loại đắt hơn cho tốn kém.
- Đổi sang bộ xúc tác sang loại có nhiều Nickel (Ni). Vì Ni sẽ giảm phản ứng hình thành H2S. H2S có thể vẫn có trong khí thải (đã pha loãng với không khí). Nhưng đến một mức độ nhất định mũi mình mới ngửi được. Ở mức nhỏ hơn mũi ngửi được thì vô hại hoặc hại ít. Thực tế còn nhiều khí độc hơn nhiều mà mình ngửi hàng ngày như CO, HC, NO, bụi v.v.
Cũng phải nêu rằng chỉ có bộ xúc tác đời mới cho các xe tiêu chuẩn khí thải cao từ Euro 4 trở lên hay bị vấn đề H2S. Các bộ xúc tác cũ, đơn giản hơn ít bị hơn, tuy nhiên nhà sx nếu thay bộ xúc tác xuống bộ xúc tác cũ để hết mùi H2S thì có thể vi phạm với tiêu chuẩn xe họ đã đăng ký trước đây và phải hạ tiêu chuẩn khí thải cho xe đó xuống.
-Nếu bộ xúc tác cũ hóa (đi trên 7000 km) thì phản ứng tạo H2S cũng giảm. Lúc này lớp kim loại quí (washcoat) phủ trên mặt bộ xúc tác (thường là Pt hay Rhodium) đã không còn hoạt động tốt cho quá trình sulfat nữa và hệ quả là khí thải ra sẽ là SO2, SO3 chứ không là H2S. Tất nhiên là lúc này, khí độc NO, CO, HC (đặc biệt là NO) sẽ cao hơn do bộ xúc tác hoạt động không hiệu quả nữa.
- Không đi xe tốc độ cao quá vì xăng thừa tạo H2S. Cái này bản thân em thấy mất fun và mang tính tình thế. Nhưng các bác xxx vote cho em nhé.
Hỏi: ppm là bao nhiêu, 10 000 ppm S là nhiều hay ít?
Trả lời: ppm là part per million. Tức là phần triệu. 10 000 ppm = 1%. Nhiều bác sẽ nghĩ 1% S trong nhiên liệu thì nhiều quá. Đúng là rất nhiều với nhiên liệu cho xe cơ giới. Các nước công nghiệp chỉ có 10 ppm S trong nhiên liệu. Tuy nhiên trong hàng hải thì không nhiều, bác nào làm trong tàu biển (tàu chở container, hàng rời v.v.) biết là hàm lượng trong nhiên liệu cho tàu thủy lớn có thể lên đến 5% S hay 50 000 ppm !!! Tuy nhiên tàu biển thì không (chưa) có xúc tác cho khí thải và khí thải ngoài khơi chỉ có hải âu ngửi (cabin thuyền trưởng cũng nằm trước xa ống khói.)
Em post cái ảnh của hàm lượng S trong diesel ở các nước xung quanh. Hàm lượng S trong xăng cũng gần giống như vậy. Phải nói rằng giảm S trong diesel còn khó hơn trong xăng. Khi nào tìm được cái bẳng về xăng em sẽ replace cái ảnh này. Bác nào không tin cứ vào google search cái hàm lượng sulfur (lưu huỳnh) của các nước sẽ thấy.
Vấn đề là xăng mình dùng có phải là 500 ppm S hay không. Em thấy cái link này http://tintuc.xalo.vn/00303709195/eu...g_hai_van.html
Hỏi: Hỏi xe cũ ở VN có chạy được với nhiên liệu sạch (ít S) không?
Trả lời: Câu trả lời tương tự như cho câu "Các bác uống vodka Hànội xong chuyển sang Smirnoff có vấn đề gì không?"
Tóm lại là nếu xe có mùi thì xe của bác (động cơ, thân vỏ, hộp số v.v.) vẫn hoàn toàn ok ngoài bộ xúc tác giảm khí độc nằm trên đường khí thải. Bộ này ngoài việc giảm khí độc chẳng làm ảnh hường gì về xe.
Hy vọng FAQ giúp các bác phần nào và đỡ phần bức xúc và lo lắng về xe để vui vẻ lái xe!