Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn

songlam

Xe buýt
Biển số
OF-101
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
778
Động cơ
588,742 Mã lực
Nơi ở
Sài gòn
Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ “khủng khiếp” làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:

1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.

2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.

3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật “nhanh, nhạy” khi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.

4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng “tổng hợp” cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.

5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.

6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà.

(Theo A.T.G.T)
 

binxehoi

Xe đạp
Biển số
OF-247
Ngày cấp bằng
11/6/06
Số km
20
Động cơ
580,900 Mã lực
Thông tin bổ ích cho người còn ít kinh nghiệm và ít giờ lái như em bác ạ.Thanh kiu bác,em chưa đủ bài để vote cho bác :( ,khi nào đủ thể nào cũng vote bác 1 fát :D .Hy vọng cuối năm nay dành đủ xiền kiếm 1 em CD5PS ,lúc đó kiểu gì em cũng fiền bác tư vấn thêm fát nữa, (dĩ nhiên cả Gấu đại ca nữa :D :D :D )
 

toyotablack

Xe đạp
Biển số
OF-562
Ngày cấp bằng
30/6/06
Số km
37
Động cơ
579,170 Mã lực
hi các bác, vậy phải bàn thêm trường hợp khẩn cấp phải làm gì. Ví dụ như: xe mất phanh trên đèo phải làm gì?
Em có tham khảo trường hợp này, có ý kiến cho rằng khi xe mất phanh, phải để số, tắt máy và dùng phanh tay để hảm bớt tốc độ cố gắng điều khiển xe vào nơi đổ an toàn. Ví dụ ở đà lạt, đèo phen có những chổ để bảng "cứu hộ", lủi xe vào đó có những bải cát. không biết các đèo khác như thế nào, các bác cho ý kiến với
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
songlam nói:
4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng “tổng hợp” cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.

5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.

(Theo A.T.G.T)
"Théc méc" tý ở mấy chỗ bôi đậm:
1/ Thả côn được hiểu là không được đạp côn, cắt côn bác nhẩy. Đang xuống dốc mà cắt côn thì xe lao ầm ầm.
2/ Kinh nghiệm thực tế khi vào cua tay áo thì nên đi đúng phần đường. Nếu bám sát vào lề phải rất hay bị trơn trượt bởi sỏi nhỏ (hàng ngày xe chạy qua sẽ dồn sỏi nhỏ vào ven đường) -> mất lái -> trượt ra ngoài luôn.
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
polar bear nói:
"Théc méc" tý ở mấy chỗ bôi đậm:
1/ Thả côn được hiểu là không được đạp côn, cắt côn bác nhẩy. Đang xuống dốc mà cắt côn thì xe lao ầm ầm.
Bác Gấu nói lộn thì phải, đạp côn và cắt côn là một chứ bác.
Đạp chân côn để cắt truyền động của bộ ly hợp, vì vậy còn gọi là cắt côn.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
raubac nói:
Bác Gấu nói lộn thì phải, đạp côn và cắt côn là một chứ bác.
Đạp chân côn để cắt truyền động của bộ ly hợp, vì vậy còn gọi là cắt côn.
Thì tôi nói là KHÔNG được đạp côn, cắt côn. (nói 1 lúc theo 2 kiểu bắc - nam luôn).

Tóm lại là không được cắt ly hợp (thêm kiểu nói thứ 3):))

Chắc là tại "hành văn trau truốt khó hiểu quá" ;) :))
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Nói về thao tác đi xe thì những người biết chút về ô tô nói một kiểu, còn những người không hiểu về kỹ thuật ô tô lại hiểu theo kiểu khác. Nhiều khi thành bất đồng ngôn ngữ. :D
Có lần em dạy thằng bạn lái xe, cậu không quen và không hiểu từ cắt côn, mà mình thì quen miệng, mỗi lần nói hắn cắt côn lại bị hắn sửa là "mày phải nói là đạp côn thì tao mới có phản ứng" :)) :))
 

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
430
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
toyotablack nói:
hi các bác, vậy phải bàn thêm trường hợp khẩn cấp phải làm gì. Ví dụ như: xe mất phanh trên đèo phải làm gì?
Em có tham khảo trường hợp này, có ý kiến cho rằng khi xe mất phanh, phải để số, tắt máy và dùng phanh tay để hảm bớt tốc độ cố gắng điều khiển xe vào nơi đổ an toàn. Ví dụ ở đà lạt, đèo phen có những chổ để bảng "cứu hộ", lủi xe vào đó có những bải cát. không biết các đèo khác như thế nào, các bác cho ý kiến với
Ông anh em từng là nhân chứng về 1 trường hợp như của bác nhưng ghê gớm hơn nhiều, khi tài xế vẫn để số tắt máy, xe (50 chổ ngồi) bị bể hộp số+o( , rất bình tĩnh tài xế ra lệnh cho hành khách dồn hết về bên tài, cho xe từ từ áp sát vào vách núi phía bên phụ, cho đến khi xe dừng hẳn lại.
Phải nói là bác tài rất là bản lĩnh, hiếm có tài xế nào trong trường hợp kkhẩn cấp như thế vẫn bình tĩnh đưa ra quyết định rất quả quyết bảo vệ người đi đường lẫn người trong xe, những người đi trên chuyến xe đó cũng thật may mắn khi được bác tài ấy cầm lái, chỉ tổ cha cái xe đứt thắng thui!!!
EM xem đây như là 1 kinh nghiệm đi xe quý báu nhưng không hy vọng co ngày đem ra áp dụng,em xót xe lắm các bác ah(h) (h) (h)
 

taplai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-169
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
551
Động cơ
586,510 Mã lực
Tại sao lại tắt máy khi mất phanh trên đèo?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Để hy vọng tắt máy mà vẫn để số sẽ làm xe khự lại. Chấp nhận đi tong hộp số.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
taplai nói:
Tại sao lại tắt máy khi mất phanh trên đèo?
Tôi nghĩ là xe đã mất phanh lại tắt máy thì chắc là chạy vào ...cửa tử nhanh hơn.
Bởi lẽ dù có mất phanh, nhưng nếu động cơ vẫn hoạt động thì lúc này tốc độ do động cơ tạo nên có thể nhỏ hơn tốc độ xe chạy do lực quán tính -> động cơ sẽ ghìm tốc độ xe lại. Còn khi tắt máy và vẫn cài số, các pít tông vẫn chạy trong xi lanh nhưng lực ghìm thực ra chỉ có được ở kỳ nén trong 4 kỳ, và chỉ nén kg khí thôi nên lực cản này chẳng ăn thua so với lực quán tính của xe, kết quả là xe vẫn lao ầm ầm. Đã thế khi tắt động cơ thì hệ thống trợ lực tay lái cũng nghẻo theo, chưa kể hệ thống trợ lực phanh cũng tèo luôn (xin nhớ là mất phanh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ kg phải chỉ do bị xì dầu -> mất lực phanh).
Tóm lại, khi mất phanh vẫn không được tắt máy. Lúc này tài xế chỉ cố gắng dùng động cơ ghìm tốc độ xe để kịp về số thấp hơn (dồn số) để giảm tốc.... còn không thì phương án dựa vào vách ta-luy dương là biện pháp cuối cùng (nếu kg có đường lánh nạn để chạy lên).
Nói thì như vậy nhưng thực tế diễn ra rất nhanh, vì vậy lúc này cần nhất vẫn là bản lĩnh và tay nghề của tài xế.

Việc dùng động cơ để ghìm máy thấy rõ ở các xe xe tải chở nặng khi xuống dốc. (nếu chạy nhanh sẽ tạo ra lực quán tính lớn) nên khi xuống dốc nó chỉ dám chạy số 1, số 2 (chậm như rùa). Tốc độ rùa bò này có được là do máy ghìm, còn nếu cứ đạp phanh liên tục thì chắc là xuống được nửa đèo thì sẽ ....mất phanh.
 

Phuong Ngoc

Xe đạp
Biển số
OF-542
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
38
Động cơ
579,280 Mã lực
Thanks các Bác, bài viết hay lắm , nhưng cắt côn, đạp côn, từ ngữ sao phức tạp quá
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Chắc là thế này: Đạp côn = Cắt côn >< Nhả côn
He...he...:D
 

toyotablack

Xe đạp
Biển số
OF-562
Ngày cấp bằng
30/6/06
Số km
37
Động cơ
579,170 Mã lực
hề, thật ra tắt máy vẫn không mất trợ lực phanh và trợ lực thắng như bác gấu bắc cực nói đâu, với điều kiện là bác đừng vừa đạp côn, và đạp thắng liện tục. Khi tắt máy, mà còn số thì động cơ vẫn quay--> và hệ thống trợ phanh bằng áp thấp vẫn làm việc (miễn là động cơ quay, chứ không cần nổ). Đạp côn là cắt li hợp (động cơ không quay nữa, và servo áp thấp không tích áp kịp khi mình đạp nhồi thắng), dẫn đến trường hợp mất trợ lực phanh và lái. Còn việc lùa số thấp hơn, cũng không dễ chút nào, với quán tính lớn, tốc độ cao lùa vào số thấp thì dễ bị bể hộp số. Còn để máy nổ, có người nói nổ máy là sinh công + quán tính --> càng nguy hiểm hơn. Cá nhân tôi, không đồng tình lắm với quan điểm này. Các bác có cao kiến gì hơn không?
 

toyotablack

Xe đạp
Biển số
OF-562
Ngày cấp bằng
30/6/06
Số km
37
Động cơ
579,170 Mã lực
Nói thêm khi bác lùa vào số thấp mà không vào được, cũng coi như bác về mo. ly hợp cắt hoàn toàn, nhở chết máy thì servo áp thấp không tích áp đựợc--> mất trợ lực phanh và lái--> đoàn tụ ông bà.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
toyotablack nói:
Còn để máy nổ, có người nói nổ máy là sinh công + quán tính --> càng nguy hiểm hơn.
Nếu theo như mấy "người ấy" nói thì tất cả xe tải, xe khách.... và nói chung là tất cả các loại xe khi xuống đèo chỉ cần .... cài số rồi tắt máy. Vừa đỡ tốn nhiên liệu lại an toàn hơn.

Riêng iem thì chẳng có cao kiến nào hơn để giúp mấy bác tài ấy khi xuống đèo. Đã vừa phải bò với số 1 số 2; máy nổ ầm ầm đến xót ruột; lại phải chịu cảnh nóng bức....

Giữa lý thuyết và thực tế khoảng cách còn xa lắm.
 

anhemvietnam

Xe tải
Biển số
OF-573
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
430
Động cơ
583,159 Mã lực
Nơi ở
Paradise!
chỉ đúng với đk xe bác bi mất thắng thôi bác Gấu ah, vì nếu bác tắt máy thì bác đa chấp nhận xe bác bị mất đi 1 phần tự chủ (trong nhiều trường hợp sẽ còn nguy hiễm hơn VD: sau khi ôm cua bác muốn đềpa cho lẹ để tránh đường cho xe khác đang đổ dốc) với lại khi bác cài số + tắt máy để thả dốc, khả năng bể hộp số không phải là ít
Trường hợp trên chỉ là bất khả kháng do xe bị tuột thắng thui bác ah
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
anhemvietnam nói:
chỉ đúng với đk xe bác bi mất thắng thôi bác Gấu ah, vì nếu bác tắt máy thì bác đa chấp nhận xe bác bị mất đi 1 phần tự chủ (trong nhiều trường hợp sẽ còn nguy hiễm hơn
Ý tôi là không tắt máy trong bất cứ trường hợp nào (mất phanh hay không mất phanh).

Bác nói "chỉ đúng với đk xe mất thắng". Rồi lại giải thích là "nếu tắt máy thì chấp nhận.... nguy hiểm hơn"...

Tôi kg hiểu bác định nói gì?
 

TungRau

Xe tăng
Biển số
OF-67
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,309
Động cơ
595,680 Mã lực
toyotablack nói:
Khi tắt máy, mà còn số thì động cơ vẫn quay--> và hệ thống trợ phanh bằng áp thấp vẫn làm việc (miễn là động cơ quay, chứ không cần nổ).
Các bác cho em hỏi lại khúc này với, tắt máy mà còn số và không đạp côn thì xe giật đùng đùng chứ các bác. *-) *-) :^) :^)
 

toyotablack

Xe đạp
Biển số
OF-562
Ngày cấp bằng
30/6/06
Số km
37
Động cơ
579,170 Mã lực
hi, bác gan thật. chít tới nơi mà còn xót xe nữa. Em thì chịu thôi. Vấn đề là anh em mình bàn để có một kết luận thích hợp nên làm gì khi tình huống này xãy ra. Tình huống có thể xãy ra là tắt máy, hay mất phanh do rò rĩ van hơi. Thôi thì xin các bác bàn với em chuyện tắt máy trước. Cái mà em sợ nhất là mất trợ lực phanh và trợ lực lái do thao tác không đúng. Có bác nào biết nếu mất trợ lực phanh thì tải trọng mình phải đạp lên pedan là bao nhiêu không? Và với tải trọng đó, liệu sức người có đủ sức thực hiện không?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top