- Biển số
- OF-405
- Ngày cấp bằng
- 19/6/06
- Số km
- 1,010
- Động cơ
- 589,620 Mã lực
- Nơi ở
- The Rain City of America
- Website
- www.cse.wustl.edu
Không có thứ luật nào là chặt đến nỗi không cần ra toà cả cụ ạ. Vậy thì người ta làm sao mà lách luật làm giàu được. Bạn bè nhờ dạy nhau nhưng khi xảy ra tai nạn rất dễ lật mặt. Ra toà cãi nhau là chuyện bình thường. Chủ xe sẽ là người chịu trách nhiệm chính vì chính là người đã cho mượn xe. Khi chạy xe là xe phải có bảo hiểm. Bảo hiểm này chịu trách nhiệm cho lỗi cái xe gây ra (liability).Thưa bác, luật nó chặt nên sẽ ko có vụ ra tòa cãi nhau về việc cho Người sắp có bằng lái xe của mình.
Vụ 8-10 tiếng tôi viết là ở Đức, ko phải ở Mỹ.
Quy định là: Sắp có bằng thì làm ơn đi xe chuyên dụng, có Giáo viên bên cạnh, để ông ấy LÁI cho.
Vụ đi xe cùng người có bằng, tôi hiểu thế này:
Trẻ em 16 tuổi có thể có bằng: Học + thi như người khác.
Nhưng lái xe, phải có người có bằng + trên 25 tuổi đi cùng.
Hình như trên 18 tuổi (và có bằng, tất nhiên) mới được lái một mình.
Nếu vi phạm và bị tóm: Phạt;
Phạt dư lào: mở thông tư + nghị định ra, nó quy định rõ.
Còn dù thi cử có vẻ dễ thế nào đi nữa: Trước khi ôm vô lăng, trình cái Driving licence ra cho em nhờ.
Phía trên em nói vụ 72 tiếng trong bài của chủ thớt chứ không nói bài của cụ. Em vừa kiểm tra lại luật thì có cái quy định 50 tiếng học lái xe trước khi thi thật nhưng chỉ áp dụng cho đối tượng dưới 18 tuổi. Khi có bằng mà dưới 18 tuổi thì sẽ không được lái xe một mình từ 1-5 AM mà phải có người lớn đi cùng.
Thực sự mà nói thì Mỹ là nước dễ lấy bằng lái nhất trong các nước phát triển. Một phần vì đường nó cũng dễ đi. Dân cũng tùy nơi mà tuân thủ luật nhưng đa số là trong giới hạn ngầm cho phép. Ví dụ đường giới hạn 60 MPH thì mọi người thường chạy quá lên 70 MPH chứ ít ai dám lên 100 MPH
Cụ nào mà tò mò có thể đọc Driver's guide bang Washington ở đây (tiếng Việt luôn): http://www.dol.wa.gov/driverslicense/docs/driverguide-vietnamese.pdf
Luật các bang nó hơi khác nhau nhưng về cơ bản là giống nhau.