Hơi lạc với chủ đề cụ chủ, nhưng lại cùng mối quan tâm.
Dung dịch làm mát (gọi dân dã là nước làm mát)
Cái xe ô tô của các cụ hoạt động trong nhiều môi trường có nhiệt độ khác nhau, có thể từ thấp dưới 0C đến trên 38C. Cho nên, bất cứ dung dịch nào được sử dụng để làm mát các động cơ phải có điểm đông thấp, điểm sôi cao, và nó phải có khả năng giữ được nhiều nhiệt.
Nước là một trong những chất lỏng hiệu quả nhất để giữ nhiệt, nhưng nước lại đóng băng ở nhiệt độ 0C (Nếu so với môi trường làm việc của xe là quá cao). Hầu hết dung dịch làm mát mà các xe sử dụng là một hỗn hợp của nước và ethylene glycol (cái này có công thức hóa học là C2H6O2 -Cụ nào làm về hóa đều biết), hay còn được gọi là chất chống đông. Bằng cách pha thêm ethylene glycol vào nước, điểm sôi và điểm đông (điểm đóng băng) của dung dịch này sẽ được cải thiện đáng kể.
So sánh điển đông, điểm sôi của dung dịch làm mát với tỷ lệ pha khác nhau:
Nước (tinh khiết): 0C - 100C
tỷ lệ: 50/50: -37C - 106C
Tỷ lệ: 70/30: -55C - 113C
Nhiệt độ của dung dịch làm mát đôi khi có thể đạt 121C đến 135C, lúc này dung dịch làm mát sẽ bị sôi. Do đó, sẽ phải bổ sung một cái gì đó để nâng cao điểm sôi của dung dịch làm mát.
Hệ thống làm mát sẽ dùng áp lực (hay còn gọi là áp lực hóa - pressurize) để nâng cao điểm sôi của dung dịch làm mát (Cũng như nhiệt độ sôi của nước trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi của dung dịch làm mát sẽ cao hơn dưới áp lực của hệ thống làm mát). Hầu hết hệ thống làm mát trên xe của các cụ đều có áp suất làm việc là 14-15psi, cái áp lực này làm tăng điểm sôi của dung dịch làm mát lên khoảng 25C. Như vậy,dung dịch làm mát chịu được nhiệt độ cao mà ko bị sôi.
Dung chị làm mát cũng có thể được pha thêm các phụ gia để chống ăn mòn.
Em lại lan man tý về màu sắc của dung dịch làm mát.
Một số cụ thắc mắc tại sao nước làm mát lại có màu này, màu kia, khác nhau cái gì, cái nào tốt, đắt, rẻ, dùng được lâu không??? Em sẽ cóp nhặt về để các cụ tham khảo và xác nhận cho vui ạ
Dung dịch làm mát - Bảy sắc cầu vồng
Từ trước khi hãng GM giới thiệu chất kéo dài tuổi thọ (kéo dài thời gian làm việc) của dung dịch làm mát: Dex-Cool (cái dung dịch này có màu cam) thì đại đa số dung dịch làm mát trên xe đầu có màu xanh lá.Sau khi GM giới thiệu dung dịch Dex-Cool thì dung dịch làm mát mới có nhiều màu khác nhau như Xanh lá, cam, đỏ, vàng...
-Các xe của Mỹ thường dùng dung dịch làm mát có màu xanh lá, Một vài loại xe của Nhật dùng màu xanh lá nhưng đậm hơn, Toy thì lại dùng màu đỏ, xe châu Au lại dùng màu vàng, xanh lá hoặc màu xanh biển nhưng ông đặt tận 4 vòng (Audi) và ông Volkswagen lại chơi nổi dùng hẳn màu hồng (chắc hai ông này giống cái
.
Các nhà sản xuất xe ở châu Âu lại khoái dung dịch làm mát không có phosphate vì nước ở châu Âu "cứng" hơn nước ở Mỹ. Vì vậy nếu dùng dung dịch làm mát có phosphate thì có thể xe của các cụ đếch đc bảo hành).
Dung dịch làm mát thông thường ở Mỹ và nhật đều có phosphates để bảo vệ các thành phần kim loại của động cơ. Phần lớn dung dịch làm mát của Mỹ cũng có cả silicates hoặc silicone. Các nhà sản xuất dung dịch làm mát của Nhật thì không khoái anh silicates nhưng lại khoái cho thêm phosphate vào dung dịch.(chỗ này cụ nào biết thì mở rộng cho em phát nhé).
Chất kéo dài thời hạn làm việc cho dung dịch làm mát (Dex-Cool) sử dụng công nghệ axits hữu cơ (Organic Acid Technology - OAT).
Bảy sắc cầu vồng đây ạ:
- GM dùng màu cam với OAT nhưng không có phosphate hoặc silicat.
- Ford chơi màu vàng với OAT và silicat.
- DaimlerChrysler khoái màu cam với OAT và silicat.
- VW & Audi yêu màu hồng với OAT và silicat.
- Honda dùng màu xanh lá với OAT và phosphat nhưng không silicat.
- Toyota xác định màu đỏ với OAT và phosphat nhưng không silicat.
Như vậy, khi sủ dụng dung dịch làm mát, các cụ cũng không nên để ý quá đến màu sắc mà các cụ nên quan tâm đến xe của các cụ là của hãng nào mà lựa chọn dung dịch làm mát ạ.
Em hết ạ.
PS: trong bài của em em viết 100C nghĩa là 100 độ C ạ.
Thùy linh để các cụ tham khảo:
http://universallubes.com/assets/uploads/lubetalk/0703-1-AF-Rainbow.pdf