[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

MP3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-30965
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
2,311
Động cơ
939,463 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân quận
Website
goo.gl
...Chạy 1 đoạn thì thấy tiếng súng tắc cú thưa thớt dần rồi im hẳn. Mấy anh em nóng ruột băng lên, mặc kệ cành lá cào xước tay chân. Đến 1 gốc cây rất to thì thấy thằng Tiến “méo” nằm ngửa mặt lên trời, trên bụng nó có 1 giò hoa trắng muốt dính đầy máu. Cách đó không xa là thằng Đăng “dưa” người Thanh Hóa, cũng nằm bất động. Anh em ào đến, người xem thằng Đăng, người ôm thằng Tiến. Thằng Tiến trúng đạn vào đầu, thằng Đăng thì toàn bộ vùng ngực thủng lỗ chỗ. Căn cứ theo vết đạn thì hai thằng nó bị bắn trong khoảng cách khá gần.

Sau này mới biết 2 thằng bất ngờ chạm trán với lính trinh sát của Khmer đỏ. Lúc đó cũng không ai hiểu giò hoa phong lan đó từ đâu ra, đến lúc đưa xác 2 thằng về sư bộ mới biết. Do em Hằng vô tình khen loại hoa đó đẹp mà thằng Tiến rủ thằng Đăng đi trèo hái về tặng người yêu. Nhìn thấy đầu thằng Tiến “méo” bê bết máu, em Hằng khóc nấc lên. Bé cứ ôm mãi đầu thằng Tiến vào lòng không chịu buông. Chị em bên quân y phải xúm vào gỡ tay bé ra để anh em khâm liệm cho nó.

Nghe chị Thơm bên tiểu đoàn quân y kể lại, bé rất ân hận vì cảm thấy có lỗi trong cái chết của thằng Tiến và thằng Đăng, chỉ vì 1 câu khen bâng quơ hoa phong lan đẹp mà đưa 2 thằng vào chỗ chết một cách lãng xẹt. Cũng từ hôm đó bé như người mất hồn, hay đi lang thang vào trung tâm sóc (X`rốc) gần nơi trú quân (sóc là đơn vị hành chính của Campuchia tương đương như huyện vậy, dưới sóc có khum như xã và phum như thôn (ấp) của Việt Nam), mồm lẩm bẩm những câu vô nghĩa không ai hiểu được.

Tình trạng đó kéo dài đến 3-4 tháng vẫn không có tiến triển, sư đoàn thấy tình hình bé như vậy nên quyết định cho bé xuất ngũ, trở về địa phương. Trong lúc chờ đợi có đoàn về Việt Nam để gửi theo, thì bé vẫn hàng ngày lang thang đi chơi khắp nơi. Rồi 1 buổi trưa định mệnh chợt tìm tới bé, khi bé lang thang ra bờ suối cạn thì đạp phải trái mìn mồ côi nằm lẻ loi trong đám cỏ nước cạnh bờ suối. Khi mọi người nghe tiếng nổ tìm đến bờ suối thì bé đã lịm đi và chết trên đường về đơn vị vì mất máu cấp…

Khi dọn ba lô để gửi về cho gia đình, mọi người tìm thấy 1 trang giấy được xé ra từ quyển sổ tay nào đó, trên có ghi mấy dòng mà gã chỉ nhớ được đại ý như…”mong muốn sớm kết thúc chiến tranh để có thể làm người vợ, người mẹ tốt. Làm 1 người con dâu hiếu thảo ở đất Vĩnh Long…mong được mặc áo dài trắng trong ngày cưới (lúc đó ở chiến trường nên gã và mọi người không biết là đám cưới ở Việt Nam lúc đó có váy chưa, nhưng khi gã và mọi người nhập ngũ thì các đám cưới ở phía Bắc chỉ có áo dài trắng là sang trọng rồi, thời điểm đó cô dâu chưa có váy)…”...
Mỗi lần đọc tới đoạn này em lại thấy thương quá, số phận con người trong chiến tranh thật bi thương.
 

savisevic

Xe hơi
Biển số
OF-818412
Ngày cấp bằng
31/8/22
Số km
176
Động cơ
2,243 Mã lực
Tuổi
24
Hồi ký của cụ thì đọc ở đâu bác ơi, e xin cảm ơn a.
Ngày xưa em xem ở trang Quansuvn thì phải.
Ra truyện chắc bị kiểm duyệt nên bị cắt những chỗ nhạy cảm. Có cả đoạn bóp chim Polpot nữa cũng chân thực.
Giờ em hay nghe Youtube về chiến trường K, ngại đọc rồi
 

Gooner_88

Xe hơi
Biển số
OF-623007
Ngày cấp bằng
12/3/19
Số km
180
Động cơ
115,238 Mã lực
Dạo gần đây trên tiktok có kênh Lính chiến các bác kể chuyện về chiến trường K rất hay và chân thật. Các cụ có thể ghé nghe
 

okdi1986

Đi bộ
Biển số
OF-848366
Ngày cấp bằng
21/2/24
Số km
8
Động cơ
451 Mã lực
Tuổi
38
Em lội lại thớt của Cụ Nam "Chẫu". Tối qua cũng nghe ( Hổi ức lính chiến) có đoạn:"..Gặp hai chiếc cáng khiêng tử sĩ đi ngược ra, chắc cũng phải mấy ngày rồi vì dưới đáy võng ướt nước và mùi thi thể đang phân hủy bốc lên. Theo bản năng tôi đưa tay bịt mũi thì.. bốp, một cái tát kèm câu chửi: Đù má. Anh em mình mà mày..rồi một họng K54 lạnh ngắt dí ngang cổ. Mắt tôi ầng ậng nước. Tôi khóc không phải vì đau ..."

Chiến tranh đã xa, rất xa, Nhưng còn đó những hồi ức..của những người đã từng đi qua nó.
Đoạn trên là Hồi ức lính của tác giả Vũ Công Chiến phải ko bác.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
251
Động cơ
20,238 Mã lực
Tuổi
31
Đoạn trên là Hồi ức lính của tác giả Vũ Công Chiến phải ko bác.
Đoạn đó là hồi ức của tác giả Trungsy (Xuân Tùng) trung đoàn 2 sư đoàn 9 quân đoàn 4, kể về đoạn đi tải gạo cho sư 339 ở mặt trận đường 56 khu 20 nhà (Nay là quốc lộ 55 của Campuchia nối sang Thái Lan), sư đoàn 339 đóng quân trên một khu vực rừng thiêng nước độc, bọn Pot bu bám cài mìn nên sư 339 có biệt danh là sư Ba ba chết. Hồi ký đó trên otofun này cũng có.

Còn tác giả Vũ Công Chiến là bộ đội trung đoàn 9 sư đoàn 968 đoàn 559 bộ đội Trường Sơn chiến đấu thời chống Mỹ ở mặt trận Nam Lào, gắn với các địa danh Sa la van, At ta pơ, Sekong, Pắc Song. Năm 1974 lật cánh về thay thế cho trung đoàn 52 sư đoàn 320 chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên, tham gia chiến dịch Tây Nguyên 1975 đi đến ngày toàn thắng
 
Chỉnh sửa cuối:

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
251
Động cơ
20,238 Mã lực
Tuổi
31
Cụ Trungsy viết hồi ký trên mạng có đoạn lính mình toàn bắn chết tù binh Polpot, giồng như nó cũng xử bộ đội mình.
Nhưng khi ra sách, cụ ấy cắt hết các đoạn này.
Nếu có thể cụ viết cả những mảng khuất đó
Hồi xưa e hóng trên trang quân sử, có cụ Thượng sĩ Hùng cựu chiến binh sư đoàn 5 hoạt động ở mặt trận cửa khẩu Poipet, Cao mê lai, Ngã 3 Con Voi này. Cụ kể hồi đó dân Việt mình vượt biên qua Thái Lan qua hướng này nhiều, bị bọn giặc cướp Thái Lan cướp giết hiếp chết trong rừng xương trắng, đồ lót phụ nữ phơi đầy.

Có lần đơn vị của cụ quây bắt được bọn cướp này, lệnh trên xuống không bắt tù binh mà mang đi xử tử, thế là đưa ra rừng hành quyết, cụ bắn tên người Thái vào người nó chưa chết hẳn xong sau đó bắn vào đầu vỡ sọ, rồi lôi đi nghe tiếng sọ não của nó gõ vào đá cồng cộc như gáo dừa, sau sư đoàn 5 rút đi chỗ khác người nhà bên Thái mới dám sang hốt cốt về...
 

okdi1986

Đi bộ
Biển số
OF-848366
Ngày cấp bằng
21/2/24
Số km
8
Động cơ
451 Mã lực
Tuổi
38
cháu chúc chú Nam cùng các cô chú cựu chiến binh sư đoàn 7 anh hùng luôn luôn mạnh khỏe. Cho đến bây giờ cháu mới hiểu được phần nào nỗi đau, sự hy sinh, mất mát trong bài Đất Nước: 3 lần tiễn con đi,2 lần khóc thầm lặng lẽ... sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa... .Thế hệ chúng cháu sinh ra trong hòa binh xin được cảm ơn các lớp thế hệ cha anh đi trước!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top